Lâm Văn Bền Là Ai? – Huyền Thoại Đầy Tự Hào Của Người Việt

Trương Văn Bền Nhà kỹ nghệ – doanh nhân xuất chúng, Bậc thầy kinh doanh với thương hiệu xà bông Cô Ba. Ông thành công và gây dựng một cơ ngơi bề thế trong hoàn cảnh khó khăn của một xứ thuộc địa – có thể xem đây là một huyền thoại đầy tự hào của Người Việt.
Hãy cùng Lynamde.net khám phá Lâm Văn Bền là ai? Và tìm hiểu về cuộc đời cũng như con đường thành công của Trương Văn Bền nhé!
Tiểu sử

Trương Văn Bền có gốc ở Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Thủy tổ của ông là cụ Trương Thuận Tri, là một danh tướng của nhà Minh. Vào cuối thế kỷ 17, Trương Thuận Tri dẫn theo gia đình chạy trốn khỏi sự cai trị của nhà Thanh ở Trung Quốc và đến tị nạn ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
Ban đầu, Trương Thuận Tri ở Mỹ Tho, sau một khoảng thời gian thì dời về Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn). Một người cháu của Trương Thuận Tri là Trương Quốc Thái được nhà Nguyễn bổ chức huyện thừa ở Rạch Giá.
Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ, Trương Quốc Thái được vua Tự Đức phong làm Phủ doãn Bình Thuận. Về sau khi Trương Quốc Thái mất, con là Trương Quang Thanh trở về miền Nam, buôn bán tại Chợ Lớn, sinh được 8 trai và 1 gái (Trương Văn Bền là một trong tám con trai).
Gia thế Lâm Văn Bền
Trương Văn Bền có rất nhiều tài sản và có lẽ tài sản lớn nhất của ông đó là con cái. Ông có rất nhiều người con tài ba, cả trai lẫn gái.
Một trong những người con của ông là Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch Việt Nam Công thương Ngân hàng, thành lập năm 1953 tại Sài Gòn, và tổng giám đốc công ty xà bông Việt Nam từ 1959 tới 1965.
Một người con trai khác, ông Trương Khắc Huệ, tốt nghiệp đại học hóa học ở Marseille, trở về làm việc ở Công ty Trương Văn Bền với cương vị giám đốc kỹ thuật 1945 – 1965 và tổng giám đốc từ 1965 – 1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà bông miền Nam Việt Nam (1965 – 1975) và là tổng thư ký Tổng đoàn Công ty kỹ nghệ Việt Nam (1969 – 1975).
Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, quản lý công ty từ năm 1970 tới 1975.

Con đường lập nghiệp của Trương Văn Bền
1. Kế nghiệp buôn bán của cha
Trương Văn Bền sinh năm 1883 tại Chợ Lớn trong gia đình khá giả và có học thức, ông được học ở các trường Pháp École Municipale de Cholon, Collège de My Tho, Lycée Chasseloup-Laubat.
Năm 1889, ông được ghi tên, thi đậu và được bổ nhiệm làm ký lục do lúc đó chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức lần đầu tiên kỳ thi cao đẳng tiểu học (Brevet élémentaire).
Nhưng đến năm 1901, ông trở lại với nghề buôn bán của cha và thôi làm công chức. Mới đầu, ông bán đậu phộng, đậu xanh, đường… Công việc làm ăn dần mở rộng, ông mua các loại hàng sỉ từ các thương gia người Hoa rồi bán lại cho các tiệm bán lẻ ở Chợ Lớn.
2. Lập hãng ép dầu và làm xà bông
Năm 1905, Trương Văn bền mở xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở Thủ Đức. Một năm sau, ông tiếp tục mở rộng thêm một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Song song đó, ông cũng có một khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Tuy vậy các cơ sở này không thành công bằng cơ sở sản xuất dầu của ông ở Thủ Đức.
Năm 1918, ông mở thêm một cơ sở sản xuất dầu nữa ở Chợ Lớn, mang tên Huilerie de Cholon. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dấu nấu ăn, dầu salat, đến dầu dừa, dầu thầu dầu, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ.
Năm 1927, ông Trương Văn Bền tiếp tục mở rộng lãnh địa kinh doanh khi lập công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười, trên diện tích 18.000 ha với 3.000 tá điền.
Thời điểm này, xà bông Việt không thể cạnh tranh nổi với các loại xà bông nhập từ Pháp do các hãng ở cảng Marselle cung cấp.
Tuy nhiên, trong các cuộc triễn lãm được mở cửa hàng năm tại các tỉnh và Sài Gòn, bao giờ gian hàng của Trương Văn Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông to hơn gian hàng gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem.
Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn có bán xà bông gọi là chào hàng với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%.
Xà bông Việt Nam – xà bông “Cô Ba”

Có thể nói, xà bông là sản phẩm mang lại cho ông Trương Văn Bền nhiều tiếng tăm và tiếp cận mọi người nhiều nhất. Tên tuổi của ông Trương Văn Bền gắn liền với xà bông Việt Nam, xà bông “Cô Ba”.
Hãng xà bông của ông tọa lạc trên đường Rue de Cambodge (nay là chợ Kim Biên, quận 5). Công ty của ông gọi là Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils – Huilerie et Savonnerie Vietnam).
Hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943, vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh đệ nhị thế chiến. Công ty Trương Văn Bền và các con là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu và xà bông trên toàn cõi Đông Dương.
Xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng tốt và giá phải chăng cho mọi người tiêu dùng. Trên thị trường, xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” đánh bạt xà bông thơm “Mạc Xây” (Marseille) của Pháp nhập từ chính quốc.
Ngoài Việt Nam, xà bông “Cô Ba” được dùng rộng rãi tại Lào và Cam Bốt, được xuất khẩu qua Hong Kong, Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) và một số quốc gia châu Phi.
Cái tên Trương Văn Bền trên thương trường ra sao?
Nhờ những thành công lớn trên thị trường, Trương Văn Bền ngày càng được biết đến nhiều hơn với cương vị là một doanh nhân hàng đầu lúc bấy giờ và được mời tham dự vào các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội sôi nổi, mà ông tham gia rất tích cực.
- Năm 1920, ông được bầu làm hội viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial)
- Năm 1924, ông là nghị viên Phòng Thương mại (Chambre de Commerce).
- Năm 1932 – 1941, ông là người Việt Nam đầu tiên được bầu làm phó chủ tịch Phòng Thương mại. Ngoài ra ông còn là nghị viên Phòng Canh nông (Chambre d’ Agriculture, 1922), thành viên của hội đồng giám đốc quản trị (board of directors) của Thương cảng Saigon (Port Commerce de Saigon) và ứng viên Hội đồng Quản trị Sở Lúa gạo Đông Dương từ năm 1924. Trong thập niên 1920, ông nhảy vào lãnh vực canh nông.
- Vài năm sau đó, ông cùng một số người khác thành lập Công ty canh nông Tháp Mười (Société Rizicolte du Tháp Mười).
- năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng (giá vàng khi đó khoảng 60 đồng/lượng)
- Ngoài lúa gạo, Trương Văn Bền nhận thấy nhiều tiềm năng cho các sản phẩm canh nông khác ở miền Nam như dừa.
- Từ năm 1928, khi ông thành lập xưởng chế dầu ở Chợ Lớn sản xuất các loại dầu ăn và dầu công nghiệp
- Năm 1932, ông mở thêm nhà máy làm xà bông từ dầu nông sản.
Chính trường
Năm 1929, ông được bầu làm hội viên của Đại hội đồng Kinh tế Lý tài Đông Dương. Trong quá trình hoạt động tại đây, Trương Văn Bền đã đóng góp sửa đổi các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi người dân bản xứ.
Năm 1938, ông vận động và bỏ phiếu thông qua một nghị định về phát triển thủy lợi ở Nam kỳ với số phiếu 25-5.
Năm 1939, ông phát biểu phản đối một đạo luật của chính quyền thuộc địa nhằm hạn chế và quản lý chặt việc sử dụng thuốc cổ truyền trong quần chúng. Ông nói trước Đại hội đồng rằng các công dân bảo hộ và nhiều nhân vật người An Nam thuộc nhiều thành phần khác nhau đã không được hỏi ý kiến trước khi có quyết định và đòi hỏi là đạo luật bị đình chỉ, chờ sự thành lập một ủy ban để quản lý vấn đề thuốc ta cổ truyền và thuốc tây một cách hợp lý và hài hòa.
Sau năm 1948, Trương Văn Bền rời Việt Nam và sống tại Paris. Ông trở thành hội viên của Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce) và đi chu du khắp nơi trên thế giới. Ông viết hồi ký và mất ở Paris năm 1956, thọ 73 tuổi.
Bài viết trên đã giải thích A-Z Trương Văn Bền là ai? Hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho các bạn. Xem thêm các bài viết khác tại Lynamde.net